Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

WORLD TRAVEL THROUGH IMAGES

Thảo nguyên xanh đẹp mê hồn

Cảnh thảo nguyên xanh tuyệt đẹp chụp bởi nhiếp ảnh gia Ba Lan Marek Kiedrowski và Krzysztof Browko. Tất cả những hình ảnh tuyệt đẹp được chụp ở Toscana, Ý và Moravia, một khu vực lịch sử của Cộng hòa Séc.



Xem ảnh chất lượng cao ở gallery cuối bài.

Theo Người Đưa Tin

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

ĐÈO Ô QUÝ HỒ -LAI CHÂU


Đèo Ô Quý Hồ còn một tên gọi nữa là đèo Hoàng Liên. Đỉnh đèo là nơi tiếp giáp giữa hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai, trong đó 2/3 tuyến đường thuộc địa phận của huyện Tam Đường (Lai Châu), 1/3 còn lại nằm ở phía Sa Pa (Lào Cai). Vượt qua cổng Vườn Quốc gia Hoàng Liên chừng vài cây số là tới đỉnh đèo Ô Qúy Hồ, cũng chính là điểm ranh giới giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu.






















Đường lên đèo núi non thật hùng vĩ, chỉ cách điểm du lịch nổi tiếng thác Bạc chừng 10 km, vì vậy ai đã một lần đến với Sa Pa đều mong lên đỉnh đèo để được hít thở không khí trong lành của đất trời Sa Pa, để được ghi lại những khoảnh khắc đẹp hoặc chụp ảnh lưu niệm trong chuyến đi đầy kỷ niệm. Cung đường này ô tô qua lại nườm nượp, nhất là xe khách. Để đi từ Hà Nội lên Lai Châu, nhiều người thường chọn cách đi tàu lên Lào Cai và tiếp tục cuộc hành trình Lào Cai - Lai Châu bằng ô tô trên đường này.



Đèo Ô Quý Hồ chạy men sườn dãy Hoàng Liên, nơi được coi là con đường cao nhất Việt Nam dài hun hút, lẩn khuất trong những vách núi, thoắt ẩn thoắt hiện, phong cảnh núi rừng hùng vĩ và ấn tượng. 























Vào những ngày trời trong, ít mây, bạn ngắm được những chiếc ô tô từ từ lên dốc nhỏ xíu, được ngắm nhìn những bản làng xa xa từ phía Lai Châu, những dãy núi nhấp nhô trập trùng trông như những bức tranh thủy mặc và tất nhiên, có thể có cả đỉnh Phan Si Păng cao ngạo giữa trời mây...

Đèo Ô Quý Hồ luôn là đề tài thú vị của khách du lịch khi đến với Sa Pa. Tự hào hơn, mới đây, mạng thông tin điện tử quốc tế globalgrashopper - địa chỉ truy cập quen thuộc đối với du khách - đã tổng kết 10 danh thắng đẹp nhất Việt Nam, trong đó có đèo Ô Quý Hồ.



Dài gần 50km, Đèo Ô Quy Hồ là một con đèo giữ kỷ lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc, đồng thời cũng là một trong số những cung đường đèo hiểm trở và hùng vĩ vào bậc nhất Việt Nam. Con đèo này nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, đèo nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu với đỉnh đèo ở độ cao 2.000m chính là ranh giới giữa hai tỉnh. 

4 con deo huyen thoai cua dan phuot Viet Nam_5
Tên gọi Ô Quy Hồ xuất phát từ tiếng kêu da diết của một loài chim, gắn với huyền thoại về câu chuyện tình yêu không thành của một đôi trai gái. Bên cạnh đó, đèo Ô Quy Hồ cũng được gọi là đèo Hoàng Liên, do vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn, hoặc đèo Mây do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ. Độ cao, sự hiểm trở và chiều dài khiến đèo Ô Quy Hồ được mệnh danh không chính thống là “vua đèo vùng Tây Bắc”. 
4 con deo huyen thoai cua dan phuot Viet Nam_6


Đỉnh đèo Ô Quy Hồ nằm giữa mây núi ngút ngàn còn được gọi với cái tên Cổng Trời. Những năm trời lạnh, đỉnh đèo có thể phủ kín băng tuyết. Không chỉ hiểm trở, trước kia, đoạn đèo này còn gắn với câu chuyện về những con hổ thần rình bắt người qua lại, nên rất ít người dám vượt qua. Ngày nay, tuyến đường đèo đã được nâng cấp nhiều nên trở thành một cung đường xe cộ đi lại khá đông đúc.

4 con deo huyen thoai cua dan phuot Viet Nam_7

Không chỉ hiểm trở, trước kia, đoạn đèo này còn gắn với câu chuyện về những con hổ thần rình bắt người qua lại, nên rất ít người dám vượt qua. Ngày nay, tuyến đường đèo đã được nâng cấp nhiều nên trở thành một cung đường xe cộ đi lại khá đông đúc.

4 con deo huyen thoai cua dan phuot Viet Nam_8

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013


EM ƠI ĐỪNG MƠ !

Gà ai vừa gáy canh ba.
Nhớ. Không ngủ được anh đà sang em.
Ngẩn ngơ lặng lẽ bên thềm,
Ngắm em ngủ võng dịu êm ngọt ngào.

Em ơi đừng có chiêm bao,
Đừng để ai vào trong giấc mơ sâu.
Đừng mơ tới những cây cầu,
Vắt qua sông cả sóng ngầu chân đê.
Đừng mơ tới những suối khe,
Rừng thiêng, nước độc, não nề gió mưa.
Đừng mơ tới khúc tình xưa...
Đừng mơ, em chớ có mơ điều gì.

Nếu không anh sẽ tức thì
Xin trời cho phép ở lì trong mơ.
Hóa thân thành những vần thơ,
Thành câu hò đợi, hát chờ trăng lên...

NGÔ TOÀN THẮNG



LỜI BÌNH

Ca dao là phần phong phú nhất trong văn học dân gian của dân tộc Việt. Đây cũng là phần có giá trị nhất về mặt trí tuệ, tình cảm và nghệ thuật biểu hiện. Về cơ bản, ca dao là một thể loại trữ tình, trong đó, cái tôi trữ tình được nổi lên rõ nét. Vì vậy, phong phú nhất, sâu sắc nhất là mảng ca dao về tình yêu nam nữ.

Dân tộc Việt là một dân tộc có chất thơ được lưu truyền trong huyết quản. Ca dao chính là thơ. Những nhà thơ dân tộc thường thích dùng thể lục bát (của ca dao) để diễn đạt xúc cảm của mình. Tương tự như những bản nhạc mang âm hưởng của dân ca, những bài thơ dạng này thường mang âm điệu của ca dao, và thường được gọi chung là ca dao trữ tình. EM ƠI ĐỪNG MƠ! của NGÔ TOÀN THẮNG là một bài thơ như vậy.

Khung cảnh bài thơ mở ra lãng mạn biết bao! Niềm nhớ trong đêm trường cô tịch, thao thức suốt hồn, dồn nén con tim, vô thức đưa đôi chân tìm về nơi ấy. Nơi có bóng hình ngừơi đã làm tan chảy trái tim yêu, đã khiến lòng mơ bùng to ngọn lửa tương tư, chân bước theo tiếng gọi của hương yêu mà lý trí không sao điều khiển được.

Gà ai vừa gáy bên thềm
Nhớ. Không ngủ được, anh đà sang em.


Lửa tình dâng cao, sóng tình cuồn cuộn, thôi thúc tìm về người thương, ngay tức khắc không thể trễ chậm. Nhưng chỉ là thế thôi, chỉ là để thỏa lòng nhớ mong, thỏa lòng tương ngộ. Người mơ ngủ trong khung cảnh vô cùng lãng mạn, tự nhiên, cái lửa dục trần thế bỗng thấy nhẹ tênh, bay mất. Khẽ khàng thôi, đừng lay động liêu trai!

Ngẩn ngơ lặng lẽ bên thềm
Ngắm em ngủ võng dịu êm ngọt ngào.


Mà này, đừng có hy vọng nhờ có tình yêu cao thượng, đầy chất lãng mạn, thi thơ mà quên đi cái thường tình nhỏ mọn lắm ích kỷ của người đang yêu. Từ Thức vui tiên là vậy mà lòng đâu quên trần thế, huống chi hồn yêu của một kẻ rất phàm. Hahaha. Và ghen, như là thuộc tính của những ngừơi đang yêu nhau. Ghen để mà yêu! Nhưng ghen với cái gì nào?

Em ơi đừng có chiêm bao
Đừng để ai vào trong giấc ngủ sâu.


Cái này đúng là ghen không thể tưởng tượng nỗi: Ghen với giấc mơ! Đây là tột đỉnh của hờn ghen, tột đỉnh của lòng yêu, tột đỉnh của sự ích kỷ trong tình trường. Yêu quá hóa ghen!

Đừng mơ tới những cây cầu
Vắt qua sông cả, sóng ngầu chân đê
Đừng mơ tới những suối khe
Rừng thiêng, nước độc, não nề gió mưa.


Và dứt khoát không cho mơ gì cả, dẫu chỉ là thoáng qua của một kỷ niệm tình đầu. Hehe. Quản thúc giấc mơ của ngừơi tình chặt quá!

Đừng mơ tới khúc tình xưa…
Đừng mơ, em chớ có mơ điều gì.


Thế mà lòng cũng vẫn chưa yên. Cứ băn khoăn, thấp thỏm không biết ngừơi thương có nghe lời dặn dò tha thiết này của mình không. Và thế là… đe! Nếu người không từ bỏ giấc mơ, thì ta sẽ vào trong giấc mơ của người, để người luôn thấy chỉ có mình ta trong mắt, trong lòng. Lãng mạn, ơi là lãng mạn! Dễ thương, ơi là dễ thương!

Nếu không anh sẽ tức thì
Xin trời cho phép ở lì trong mơ
Hóa thân thành những vần thơ
Thành câu hò đợi, hát chờ trăng lên…


Ca dao trữ tình là gia tài quý báu của dân tộc Việt. Vận dụng âm điệu ngọt ngào của ca dao để chắp cánh cho những vần thơ tình của mình bay bổng lên không trung như cánh cò lã lướt giữa cánh đồng quê trong mùa lúa thì con gái là điều không đơn giản. Nhưng NGÔ TOÀN THẮNG trong EM ƠI ĐỪNG MƠ! đã làm được điều này. Cám ơn nỗ lực lớn và tâm hồn đầy mùa Xuân của tác giả bài thơ, đã nâng cao vị thế của những dòng thơ – ca dao Việt trong lòng khách mộ điệu.


HANSY

5 clip lay động triệu trái tim về tình cha con

Chủ nhật tuần này (16/6) sẽ là ngày của cha. Xin điểm lại những clip cảm động về tình phụ tử thiêng liêng với từng thước phim, ca từ khiến nhiều người rơi nước mắt.

Clip “Ngày trở về của bố”
Đoạn clip dài 10 phút mang tên Ngày trở về của bố từng khiến triệu người xem trên thế giới xúc động. Clip là tổng hợp những khoảnh tương phùng giữa vợ chồng, lứa đôi yêu nhau, người lính với gia đình và đặc biệt là niềm vui sum vầy giữa cha và con.
Clip mở đầu bằng lời giới thiệu rằng “bố tớ đang ở Iraq” của một bé gái 10 tuổi. Ngay sau đó, bố của em trở về và đến lớp học để bất ngờ gặp con gái. Cô bé đi từ sửng sốt, không tin rồi òa khóc vì sung sướng và chạy lại ôm chặt lấy bố không muốn rời. Ở những cảnh khác, có bé gái tíu tít nói chuyện với bố, một cậu bé chỉ biết ôm chặt lấy bố, có bé mặc bộ áo ông già Noel trong ngày Giáng sinh ôm lấy cổ bố và nói với giọng nức nở: “Hey daddy, i miss you”…
Những hình ảnh cảm động trong clip.
Trên nền nhạc nhẹ nhàng của Praan (Garry Schyman), clip này càng khiến người xem thêm xúc động.
Clip "Ngày trở về của bố".
Clip “Tình yêu thầm lặng”
Clip mang tên Silence of love bằng tiếng Thái Lan kể về câu chuyện giữa một người cha bị câm, điếc và con gái mình. Ở trường cô gái thường bị bạn bè trêu đùa, nhạo báng vì cha mình bị câm nên cô thường xuyên gây lộn với bạn bè.
Hình ảnh người cha bị câm điếc.
Người cha như bao người cha khác, luôn yêu thương và quan tâm đến con dù không thể nghe, nói như một người bình thường. Trong ngày sinh nhật con gái, ông chuẩn con gái mình một chiếc bánh sinh nhật thật ý nghĩa. Nhưng đáng tiếc cô gái đã tự tử trong chính ngày sinh nhật khi cuộc sống của cô quá nhiều áp lực.
Chi tiết này đã từng khiến ngàn người đau đớn.
Ông đưa con gái đến bệnh viện và chỉ mong có thể cứu sống con gái với bất kỳ giá nào, thậm chí ông có thể hy sinh bản thân. Ông đã tìm cách ra dấu với bác sĩ, dùng chính dòng máu của mình để cứu sống cô. 
"Cha sinh ra đã bị câm điếc. Cha xin lỗi con vì điều đó. Cha không thể nói như những người cha khác. Nhưng cha muốn con biết rằng, cha yêu con bằng cả trái tim mình". Đó là những lời từ trái tim người cha nói với con gái của mình, mà mãi đến khi tỉnh dậy trong bệnh viện, cô gái mới hiểu được điều đó.
Sau 4 ngày đăng tải, đã có hơn 500.000 lượt người xem clip. Và dù chỉ là clip quảng cáo nhưng nhiều người xem đều khẳng định: "Không thể không khóc khi xem clip trên".
Clip "Tình yêu thầm lặng".
Clip "Father and daughter"
Clip Father and daughter của tác giả người Hà Lan - Michaël Dudok De Wit là một trong những tác phẩm về cha con được chia sẻ nhiều nhất trên Internet. Clip là câu chuyện người cha lên thuyền tạm biệt cô con gái thân yêu của mình để lên đường. Ngày qua ngày, dù mưa dù nắng, cô bé vẫn ra bờ sông ngóng cha với một niềm tin mãnh liệt rằng cha sẽ quay trở về. Thời gian cứ trôi, năm này qua năm khác.
Người con gái vẫn đợi cha trở về cho đến lúc già đi.
Ngày chia tay cha, còn là một cô bé còn chập chững từng bước đi, rồi cô gái ấy lớn dần lên nhưng vẫn không quên cái bến sông nơi tạm biệt người cha. Cho đến khi trở thành bà lão, côn bé năm nào cũng tìm được cha mình, và với ông bà vẫn là một cô bé con như thuở nào. Clip Father and daughter đã đoạt giải phim ngắn xuất sắc tại Oscar 2000.
Clip "Father and daughter".
Clip “Ba và con trai”
Đây là một clip hoạt hình do Việt Nam sản xuất, là một đồ án tốt nghiệp của nhóm sinh viên trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, khoá 2006 - 2011. Clip dài 14 phút, nội dung phim là hồi ức của một cậu con trai về người cha của mình khi đã là sinh viên phải đi học xa nhà.
Chàng sinh viên nhớ về thời còn bé được cha đưa đi học, đi câu cá Rồi những năm tháng tháng khó khăn ập đến khi mẹ qua đời, và cậu thất vọng vì ba dẫn về người mẹ khác. Nhưng đó là quá khứ, còn hiện tại, chàng sinh viên xa nhà luôn bận rộn và không nghe máy cha, không cần cha lên thăm. Cuối cùng khi anh trở về thì cha đã mất. Những kỷ niệm về cha chỉ còn trong ký ức.
Những kí ức về cha của cậu sinh viên
Clip "Ba và con trai"
Khát khao trở về tuổi thơ với "Cha"
Mùa vu lan năm ngoái, clip Cha của ca sĩ Võ Trọng Phúc, rapper Karik, nhóm MTV, Ngô Duy Khiêm, Nguyễn Quân, The Zoo đã trở thành hiện tượng trong giới trẻ.
Trên nền nhạc mộc mạc, hình ảnh giàu cảm xúc, clip đã khiến người xem cảm độngvề sự hy sinh của người cha. Tác phẩm cũng khát khao của những chàng trai được trở về với tuổi thơ của mình. Tuy nhiên, người cha đã không còn. Và họ không thể quay lại mà chỉ còn ôm ký ức
Clip "Cha".
NHƯ QUỲNH
Theo Infone

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

WORLD TRAVEL THROUGH IMAGES

Bức ảnh 3 bé giá H’Mông được nhiếp ảnh gia Michael Siy chụp tại Sapa, Lào Cai. Chú thích của tác giả cho biết, những cô bé này mặc bộ trang phục truyền thống nhem nhuốc bụi bẩn, ngồi chơi ngay trước cửa nhà tại bản của người H’Mông, gần khu danh thắng Sapa nổi tiếng.
Bức ảnh của Andrey Pavlov, chụp ông lão đánh cá Huang đào tạo chú chim cốc để đánh bắt cá trên sông Li, chảy quanh làng chài Xingping, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trong thời gian gần đây, kỹ thuật đánh bắt cá này không còn nuôi sống ông Huang và gia đình mà thay vào đó, họ kiếm được những khoản tiền khá lớn nhờ việc trình diễn cách đánh bắt này cho du khách chiêm ngưỡng.
Những cậu bé chen chúc bên trong một chiếc xe hơi khi nó dừng lại đổ xăng tại khu vực Caprivi, Namibia. Bức ảnh do Frieda Vanhee chụp.
Trẻ em chơi đùa giữa núi rác được tác giả Cynthia MacDonald chụp lại ở Kibera, Nairobi.
Thiếu nữ đi giữa cánh đồng hoa oải hương ở Tasmania, Australia. Bức ảnh của Jennifer Holmes Beamer.
Cha con ngư dân đánh cá lúc hoàng hôn trên hồ Inle, Myanmar do Cynthia MacDonald chụp lại.
Trò chơi con trẻ trên đường phố ở Varanasi, Ấn Độ. Ảnh chụp Stylianos Papardelas.
Nét pha trộn giữa truyền thống và hiện đại khi một thổ dân trong trang phục truyền thống sử dụng điện thoại di động ở núi Hagan, Papua New Guinea. Ảnh chụp của Chet Stein.
Hình ảnh chú tiểu chơi cùng khẩu súng tại lễ hội thu hoạch mùa màng Ananda ở Bagan, Myanmar làm tác giả Joyce Le Mesurier thấy buồn khi liên tưởng giữa sự bình an nơi cửa Phật và bạo lực từ súng đạn.
Bé gái và mẹ vui vẻ trong lễ hội Holi tại Ấn Độ. Ảnh chụp của Manna Michela.

 
 Một ngư dân đang quăng lưới đánh cá tại bãi biển Bira, Indonesia. Ảnh: Dody Kusuna.
 
 Thác nước tuyệt đẹp Goðafoss ở Iceland. Ảnh: Joshua Holko.

Hiệp hội địa lý quốc gia Mỹ - National Geographic Society - thành lập năm 1888. Ngay sau khi ra đời khoảng 9 tháng, tổ chức này xuất bản tạp chí National Geographic. Đây là một trong những tạp chí nổi tiếng nhất thế giới. Đây là bức ảnh con sư tử đứng trên cây trong bóng đêm ở vườn quốc gia Queen Elizabeth ở Uganda.
 
Nhóm người Mỹ đầu tiên lên đỉnh núi Everest trong thời tiết lạnh giá năm 1963.
Gấu Kermode, một trong những loại gấu đen ở Bắc Mỹ, có lông trắng. Con gấu này đang ăn cá hồi ở rừng Great Bear, British Columbia năm 2010.
Ba người cưỡi lạc đà gần tượng Nhân sư và tháp Giza, Ai Cập.
Đàn ông Afghanistan tụ tập tại một khu chợ ở Herat năm 1931.
Ánh mắt dữ dằn của cô gái tị nạn người Afghanistan, Sharbat Gula.
Nhà nghiên cứu Jane Goodall và cái nắm tay của con tinh tinh nhỏ bé Flint tại khu bảo tồn Gombe Stream ở Tanzania năm 1964.
Xác ướp 500 tuổi của cô gái Inca được khai quật ở núi Ampato của Peru năm 1995.
Khinh khí cầu thám hiểm của National Geographic có tên Explorer II chuẩn bị bay lên bầu trời Nam Dakota, Mỹ năm 1935.
Một trong những đầu bằng đá khổng lồ phát hiện năm 1938 ở Mexico.
 
 Một bé gái đứng tại cửa tu viện ở Jakar, Bhutan. Ảnh: Juan Abal Lopez.
 
 Một cuộc đua bò truyền thống tại Tanah Datar, phía tây Sumatra, Indonesia.
 
 Một đàn chim cánh cụt hoàng đế ở đảo Booth, Nam Cực.
 
Con kangaroo nằm nghỉ ở Australia. Ảnh: Graham McGeorge.
 
Đội leo núi cắm trại ban đêm ở ngọn núi Kilimanjaro, châu Phi.
 
 Một con ếch mắt đỏ đứng trước máy ảnh. Ảnh: Sally Harmon.
 
 Mikael Inde, con của một người chăn tuần lộc ở Bắc Âu, ngồi nghỉ sau một ngày dài đi cùng cha. Ảnh: Michelle Schantz.
Nhà thám hiểm leo ra khỏi hang đá của ngọn núi Erebus ở Nam Cực. Ảnh: Alasdair Turner.
 
 Con mực ngân hà bơi ngoài khơi Okinawa, Nhật Bản. Ảnh: Cameron Knudsen.
 
 Con tinh tinh Bonobos mẹ âu yếm con con. Ảnh: Graham McGeorge.
 
 Một khối băng trên hồ Baikal, Siberia. Ảnh: Edward Graham.


Một nữ lái đò đang chờ khách lên thuyền để đi du ngoạn trên sông Thu Bồn, Hội An. (Ảnh: Matthew Nelson)
 Con voi châu Phi bị đàn chim Quelea vây quanh tại một hồ nước. (Ảnh: Antero Topp)
 
Tác phẩm nghệ thuật ấn tượng của nghệ sĩ Daniel Buren tại phòng triển lãm Grand Palais ở Paris. (Ảnh: Lance McMillan)
 
Khung cảnh lãng mạn và thanh bình của thị trấn Hallstatt, Áo khi về đêm. (Ảnh: Weimin Chu)
 
Chân dung của một phụ nữ thuộc dân tộc thiểu số Hamars ở Tây Nam Ethiopia, với bộ trang phục truyền thống duyên dáng và tinh xảo. (Ảnh: Pascal Mannaerts)
 
Một con rồng biển (hay cá ngựa cỏ) có màu sắc sặc sỡ và chứa đầy trứng ở đuôi, đang bơi lượn tại một vùng biển ôn đới. Loài cá này sẽ mang trứng đã được thụ tinh khoảng 2 tháng trước khi chúng phát triển thành những con cá con. (Ảnh: Richard Wylie)
 
Hai con linh dương châu Phi đang đi kiếm thức ăn và nước trên sa mạc ở Công viên Quốc gia Namib-Naukluft, Namibia. (Ảnh: Mikael Stiller)
 
Những con chim cánh cụt đứng trên một tảng băng trôi tại Nam Cực. (Ảnh: Joshua Holko)
 
Bình minh mờ ảo tại Bastei, một vùng núi ở Saxony, Đức. (Ảnh: Jens Elste)
 
Buổi sáng lạnh lẽo tại một cánh rừng ở Công viên Quốc gia Yosemite, Mỹ. (Ảnh:  Tony Williams)

 Giải thưởng cao nhất cuộc thi (Grand Prize) thuộc về tác phẩm Phát nổ (The Explosion). Đây là bức ảnh chụp chú hổ cái Đông Dương Busaba tại vườn thú Khao Kheow Open Zoo, Thái Lan của nhiếp ảnh gia Ashley Vincent.
 
 Giải nhất ở hạng mục địa danh: Đỉnh Matterhorn ở biên giới Thụy Sĩ và Italy, cao 4478 m vào đêm trăng tròn. (Ảnh: Nenad Saljic).
 
 Giải nhất ở hạng mục con người thuộc về bức ảnh của nhiếp ảnh gia Micah Albert chụp những người phụ nữ bới rác nhặt phế liệu lúc xế chiều.
 
 Giải thưởng độc giả bình chọn cho hạng mục địa danh, thuộc về bức ảnh chụp những người thu hoạch băng để làm nước uống của Adam Coish.
 
 Giải độc giả bình chọn cho hạng mục con người, thuộc về bức ảnh chụp một đoàn thám hiểm đi trên băng ở vùng núi Hardangervidda Mountainplateu, Na Uy của tác giả Kai-Otto Melau.
 
 Giải độc giả bình chọn cho hạng mục thiên nhiên thuộc về tác phẩm của nhiếp ảnh gia Sanjeev Bhor, với bức ảnh chụp khoảnh khắc vui đùa của 2 mẹ con báo đốm.
 
 Giải khuyến khích: Một con cáo đỏ săn chuột giữa tuyết trắng của nhiếp ảnh gia Micheal Eastman.
 
 Một cuộc đua thuyền rồng truyền thống ở Trung Quốc. (Ảnh: Quan Gia Thành).
 
 Một khối băng dạt vào bờ biển phía Đông Iceland của tác giả Eric Guth.
 
 Một học viên bị xích chân vào cột ở trung tâm cải tạo Yayasan Galuh ở Bekasi, Indonesia. (Ảnh: Wendell Phillip).
 
 Tháp Eiffel trông mờ ảo và u ám trong một ngày mùa đông lạnh lẽo ở Paris, Pháp. (Ảnh: (Indra Swari Wonowidjojo).
 
 Một con cá lớn săn lùng bầy cá nhỏ hàng nghìn con. (Ảnh: Fransisca Harlijanto).
 
 Một chú gấu nâu ở Alaska lùng sục trong đống đất. (Ảnh: Jason Ching).
 
 Những ngư dân Sri Lanka đứng trên cọc có tên Petta để câu cá. (Ảnh: Ulrich Lambert).

Ảnh thế giới tuyệt đẹp trên National Geographic
Mặt trời lúc nửa đêm trên đảo Baffin, Canada.
Ảnh thế giới tuyệt đẹp trên National Geographic
Ảnh thế giới tuyệt đẹp trên National Geographic
Ảnh thế giới tuyệt đẹp trên National Geographic
Hoàng hôn trên Vạn Lý Trường Thành.
Ảnh thế giới tuyệt đẹp trên National Geographic
Một ngôi đền soi bóng ở Iran.
Ảnh thế giới tuyệt đẹp trên National Geographic
Hoàng hôn trên sa mạc.
Ảnh thế giới tuyệt đẹp trên National Geographic
Ảnh thế giới tuyệt đẹp trên National Geographic
Ảnh thế giới tuyệt đẹp trên National Geographic
Ảnh thế giới tuyệt đẹp trên National Geographic
Ảnh thế giới tuyệt đẹp trên National Geographic
Ảnh thế giới tuyệt đẹp trên National Geographic
Một tòa lâu đài cổ kính.
Ảnh thế giới tuyệt đẹp trên National Geographic
Ảnh thế giới tuyệt đẹp trên National Geographic
Liễu rủ bên hồ.
Ảnh thế giới tuyệt đẹp trên National Geographic
Hoàng hôn đỏ rực trên biển.